CẢNH BÁO NHIỀU MỐI NGUY HẠI CHO SỨC KHỎE KHI SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM NHỰA TÁI CHẾ

Spread the love

𝐂𝐚́𝐜 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐜𝐮̛́𝐮 𝐜𝐡𝐨 𝐭𝐡𝐚̂́𝐲 𝐧𝐡𝐮̛̣𝐚 𝐭𝐚́𝐢 𝐜𝐡𝐞̂́ 𝐯𝐚̂̃𝐧 𝐭𝐢𝐞̂̀𝐦 𝐚̂̉𝐧 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 đ𝐨̣̂𝐜 𝐜𝐡𝐚̂́𝐭 𝐠𝐚̂𝐲 𝐡𝐚̣𝐢

Các nhà khoa học Thụy Điển cho biết, vô số nghiên cứu chứng tỏ các hóa chất độc hại có thể tích tụ ngay cả trong các hệ thống tái chế nhựa. Do đó có thể khẳng định không có hóa chất nào dùng trong nhựa được phân loại là an toàn

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhựa tái chế tiềm ẩn nhiều độc chất gây hại, bao gồm cả thuốc trừ sâu, dược phẩm và hóa chất công nghiệp. Điều này gây trở ngại cho việc tái chế nhựa và cản trở nỗ lực xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Hơn 13.000 hóa chất được sử dụng trong quá trình chế tạo nhựa, trong đó 25% thuộc loại độc hại, không an toàn cho con người và môi trường.

Trong nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Data in Brief, do Carney Almroth dẫn dắt cho biết, tổng số, 491 hợp chất hữu cơ đã được tìm ra và định lượng trong những các hạt nhựa, được bổ sung 170 hợp chất. Các hợp chất này thuộc về vô số loại khác nhau, bao gồm thuốc trừ sâu, dược phẩm, hóa chất công nghiệp, phụ gia nhựa.

Giáo sư Bethanie Carney Almroth cảnh báo rằng các hóa chất này tích tụ ngay cả trong hệ thống tái chế khép kín và yêu cầu cần loại bỏ chúng khỏi quy trình sản xuất nhựa.

Theo các nhà nghiên cứu, túi nilon, ống hút, cốc nhựa dùng một lần, hộp xốp, nước đóng chai nhựa… chủ yếu được tái chế từ những sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, một số hóa chất có trong các sản phẩm nhựa này như chất hóa dẻo, phẩm màu, chì, cadimi… sẽ thôi nhiễm vào thức ăn, sau đó hấp thụ vào cơ thể người qua quá trình sử dụng. Các hóa chất này tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ ở trẻ, làm thay đổi mô, biến đổi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, thay đổi nội tiết tố và nhiều hệ luỵ khác cho sức khỏe con người.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh từ Đại học Bách khoa Hà Nội cũng khẳng định rằng không phải loại nhựa nào cũng có thể tái chế an toàn. Nhựa PET, HDPE và PP thường được tái chế với mức an toàn cao, trong khi PVC, LDPE, PS và PC lại dễ thôi nhiễm hóa chất và gây nguy hại cho sức khỏe. Đặc biệt, sản phẩm nhựa tái chế tiếp xúc với thực phẩm cần được lựa chọn cẩn thận để tránh độc tố.

Ông Thịnh đề xuất tăng thuế đối với túi nilon, hộp nhựa dùng một lần để giảm thiểu ô nhiễm và khuyến khích sử dụng các sản phẩm an toàn hơn

Nguồn : tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888169500
Liên hệ